Làm như thế nào để con chịu hợp tác với Bố Mẹ trong vui vẻ?
Chia sẻ trên :
21-11-2023
– Làm như thế nào để con chịu hợp tác với Bố Mẹ trong vui vẻ?
Trẻ nhỏ luôn có nhu cầu giao lưu tình cảm với Bố Mẹ, nên Bố mẹ cần ôm ấp nói chuyện với con nhiều, hiểu và biết giải thích, chia sẻ với con. Khi con yêu Bố mẹ, con sẽ nghe lời kể cả không muốn nhưng vẫn làm vì nể và con hợp tác với Bố Mẹ
Không có đứa trẻ nào thích học khi chúng làm xong mẹ nó lại giao thêm tăng số lượng bài nữa lại đòi làm bài khó hơn nữa, nhưng nếu Bố mẹ biết đưa ra quà tặng, phần thưởng chúng thích và cho bài dễ thì chúng sẽ cố được, đó là mình rèn chúng vượt qua ngưỡng, tăng dần khả năng chịu làm.
Vấn đề làm sao để chúng thích các món quà? các bạn lưu ý: “Trẻ nhà giàu khó dạy, người nhà giàu khó tu” nên muốn hướng chúng theo mình thì lại cần tem tém chi tiêu, chỉ cung cấp nhu cầu tối thiểu cho trẻ, “gà no khó nhử” còn muốn được đáp ứng thêm thì trẻ phải lao động, phải phấn đấu tích lũy lâu lâu mới có. Lúc đó chúng sẽ thấy nâng niu giá trị của sự cố gắng đổ mồ hôi.
Rất nhiều trẻ nhà giàu sống không động lực không ước mơ, khi lên cấp 3 những bạn này rất khó nắn, thực sự lúc đó có mơ cũng không có khả năng cán đích.
Những bạn được rèn từ nhỏ sẽ có cảm xúc sung sướng mỗi lần hoàn thành kế hoạch, tự tin ở bản thân.
Dụ quà cho con cũng phải có cách:
Thổi hồn vào phần thưởng cho là “giá trị” với con, đúng nhu cầu của con.
Đưa ra phần thưởng hào phóng, kiểu “bậc thang” cho con, ví dụ: Làm được 1 trang tuyệt đối ko sai được 1 ngàn đồng, làm được 3 trang liên tiếp liền nhau ko sai thì thưởng hẳn 5 ngàn, thưởng linh hoạt theo thời điểm (mùa hè, nghỉ lễ Tết, cuối tuần) để tận dụng thời gian.
Các chiêu Kiếm tự giác, đèn pin, ống nhòm, kính hiển vi, xe đạp đồng hồ chịu nước mình viết, các bạn xem lại sẽ thấy chiêu trò khuyến mãi của mình kích thích lòng tham như ngân hàng hút vốn cuối năm. Bạn nào có sẵn copy dưới cmt đầu tiên mình mời vé đi Hưng Yên cuối tháng 3.
– Không nên ép con và gây căng thẳng giữa bố mẹ, ông bà, con cái, vì nếu căng thẳng sẽ gây phản tác dụng. Đừng ép con học mà hãy dỗ con học vì học là câu chuyện nhiều năm. Luôn tìm cách giảm tải để con học một cách nhẹ nhàng.
– Mẹ luôn phải tự nhắc mình: Con chịu học là tốt rồi! có như thế mẹ sẽ không căng thẳng, quát mắng con.
– Mục đích cuối là rèn con có khả năng làm việc.
Tiếp đó là khả năng định hướng, tự chọn nghề nghiệp, tự biêt xoay sở cho phù hợp với các tình huống trong cuộc sống.
II. NHỮNG LẦM TƯỞNG KHI MÀI CON:
1. Bố mẹ kém thì không mài được con.
– Suy nghĩ đó xong buông là ngụy biện. Bố mẹ không học được thì tại sao lại bắt con phải học? Cha mẹ nên tìm cách khắc phục.
– Tiền bạc không thể thay thế bằng sự quan tâm của Bố Mẹ dành cho con.
Cha mẹ muốn con có tuổi thơ đẹp là điều chính đáng, nếu bạn chỉ đặt vấn đề mà ko tìm lối thế nào là đẹp dắt con đi mà bỏ đó ngồi bấm điện thoại là vô trách nhiệm.
Bạn có thể hoạch định con mình bơi giỏi như Ánh Viên? chơi cờ như Trường Sơn? Kéo đàn… đi phượt như ai đó… Hoặc sẽ tiếp quản doanh nghiệp nhà mình thì cần trang bị gì?
Nếu Bố mẹ chưa có một kế hoạch gì chắc chắn cho con mà buông để con tự bơi để sau này con ít lựa chọn do không được rèn luyện từ bé, xuất phát điểm thấp chúng cũng cam chịu chứ ko trách bố mẹ đâu. Các bạn tua lại 30 năm trước của mình xem có cần điều chỉnh gì không?
Hiện tại mình chưa tìm ra hướng tốt hơn nên vẫn chọn rèn Tiếng Anh, khả năng làm việc, tự tin là ưu tiên ở tiểu học.
2. Bố mẹ không biết tiếng Anh, kém tiếng Anh nên không kèm con vì sợ con sai.
Cứ để con nghe loa là nghe người bản xứ nói, đọc chứ không phải là Bố mẹ nói tiếng Anh để con nghe. Nên không cần bố mẹ giỏi tiếng Anh, con vẫn có thể giỏi tiếng Anh. Cho con nghe Tiếng Anh thật nhiều, con sẽ nói tốt.
3. Bố mẹ hay bắt con giải thích lại những gì con đã học bằng Tiếng Việt.
– Hàng ngày chúng đã giải quyết số lượng công việc nhiều lại đòi chúng dịch giải thích xem chúng có thực sự hiểu không? chúng sẽ chán ko muốn làm, bắt chúng tìm ngọn nguồn như kiểu yêu cầu chúng là từ điển sống. Vô tình bạn làm chậm sự phát triển tự nhiên của con. Bằng chứng là hàng ngàn bạn nhỏ con của các bạn ngồi đây đã nghe nói tAnh rất giỏi rồi.
– Không cần bắt con giải thích lại bằng Tiếng Anh vì khi đó con sẽ chán và không chịu đọc tiếp, nó sẽ cự lại bất hợp tác. Cứ cho con đọc nhiều thì con sẽ có sự tích lũy tốt.
– Đọc to thì thường không nắm luôn được kiến thức, nên nếu có yêu cầu con đọc to thì nên khuyến khích con sau khi đọc to hãy đọc thầm lại, vì đọc thầm sẽ hiểu tốt hơn. Chính vì lý do này mình yêu cầu hs đọc 2 lần 1 lần đọc to, 1 lần đọc thầm sau khi nghe Razkid.
4. Con nhà người ta giỏi là vì có năng khiếu.
– Làm nhiều thì sẽ tốt lên, Mẹ không kèm con thì con cũng sẽ chỉ thường thường như số đông.
5. Mài nhiều cạnh là học đủ thứ.
– Tham quá thì cái gì cũng chỉ vừa vừa bình thường, không có gì nổi trội.
– Cho con học phải biết lựa chọn. Ví dụ ở tiểu học thì chưa cần đầu tư cho con đi học luyện viết tiếng Anh. Ở phổ thông chưa cần phải học ngoại ngữ thứ hai, cứ học tiếng Anh thật tốt thì sau này khi vào Đại học hoặc khi đi du học, việc học ngoại ngữ thứ hai sẽ rất nhẹ nhàng, không tốn kém về thời gian, tiền bạc.
– Có được được khả năng làm việc thì đích nào cũng cán được ở cấp 3.
Những ý kiến này mình đã nhắc đi nhắc lại ở các bài đã viết bao nhiêu năm nay. Đi gặp nhau chỉ là thổi lửa cho các mẹ tự tin kèm con tiếp.
“Làm như thế nào để con chịu hợp tác với Bố Mẹ trong vui vẻ?”-Nguồn Nguyễn Hồng Hạnh(Laida)